Thi công điện nước-01

Thi công điện nước an toàn, thẩm mỹ mang lại hiệu quả tối ưu

Hiện nay rất nhiều công ty xây dựng dân dụng mọc lên chuyên thi công thiết kế nhà ở nhà dân dụng. Thi công điện nước là một phần không thể thiếu của mỗi công trình. Vậy các quy trình thi công điện nước nhà ở như thế nào? và các bước thực hiện ra sao hãy cùng xây dựng Tịnh Anh tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Tầm quan trọng của thi công điện nước

Hệ thống điện nước được ví như xương sống của một ngôi nhà. Do đó thi công hệ thống cấp thoát nước như thế nào cho đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, kỹ thuật và có độ bền cao là điều mà mọi chủ đầu tư đều mong muốn.

Thi công điện nước công trình, tòa nhà, văn phòng, nhà phố, biệt thự, nhà ở, căn hộ… là khâu quan trọng, một trong những bước đầu tiên trước khi bắt tay vào thực hiện cho một dự án.  Hiện nay, công trình xây dựng có thể có những thiết bị và hệ thống kỹ thuật liên quan khác hiện đại hơn. Song thi công điện nước vẫn là căn bản, gắn bó chặt chẽ với quy trình thiết kế thi công biệt thự, thiết kế thi công nhà phố và  các hạng mục khác và có ý nghĩa nhiều trong quá trình vận hành công trình.

Trước kia, phần thi công điện nước thường chiếm chi phí khiêm tốn trong tổng giá trị xây lắp công trình. Tuy nhiên hiện nay tình hình đã thay đổi. Với quan điểm thiết kế mới trong thi công hệ thống điện, nhu cầu sử dụng mới, cùng sự có mặt của nhiều loại thiết bị hiện đại … vì vậy cần phải có một bản thiết kế điện nước đảm bảo thuận tiện cho quá trình sử dụng cũng như khi sửa chữa điện nước được dễ dàng hơn.

Thi công điện nước-01

Nhưng để có một hệ thống tốt, vận hành hợp lý, khoa học, bền vững, tiết kiệm thì cần phải có thiết kế. Ngoài ra, phần kỹ thuật điện nước có liên hệ chặt chẽ với các nội dung chuyên môn khác như kết cấu, kiến trúc, nội thất… nên thiết kế càng quan trọng, để khớp nối trong tiến trình thi công công trình.

Để đạt được điều đó, chủ đầu tư cần phải lựa chọn đơn vị xây dựng chuyên nghiệp uy tín cũng như sử dụng vật tư điện nước tốt.

2. Thi công điện nước – Thi công phần điện

2.1. Những nguyên tắc cần lưu ý khi thi công điện nước – Thi công phần điện trong công trình dân dụng

  •  Sử dụng bút thử điện hạ thế hoặc để bóng đèn để xác định dòng điện. Nghiêm cấm sử dụng tay để thử sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Trong trường hợp điện bị hỏng nằm phía trên điện kế phải báo cho chi nhánh điện cử công nhân đến sửa chữa. Nếu phần hỏng nằm phía sau điện kế bắt buộc phải cắt cầu dao điện chính rồi mới tiến hành sửa chữa hỏng.
  •  Cần đảm bảo khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không quá lớn, bên cạnh đó chắc chắn khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc không nhỏ hơn 10 mm.
  • Thi công nối dây dẫn điện cần phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối, đặc biệt đối với trường hợp là loại dây đôi.
  • Không bao giờ đóng, cắt cầu dao, công tắc…Khi tay còn ướt nếu không sẽ truyền điện ra làm người bị điện giật.
  • Chỉ được phép sử dụng các thiết bị điện và khí cụ điện đã được nối đất, nối không bảo vệ an toàn.
  • Thi công lắp đặt cầu dao điện, công tắc điện trên bảng gỗ nhỏ, và bắt chặt vào tường hay cột nhà. Vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng 1,5 m. Chú ý cầu dao điện, công tắc điện phải có nắp che an toàn.
  • Các đường dây chính trong nhà và mỗi đường dây phụ hay đồ dùng điện trong nhà phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che an toàn. Dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện thì dây chảy phải nổ, cắt mạch điện. Dây chảy phải lắp đúng yêu cầu kỹ thuật. Trong mạch điện 1 pha thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng. Nếu cả 2 dây điện đều là dây nóng (2 dây pha) thì bạn phải đặt cầu chì trên cả 2 dây.

Thi công điện nước-05

  • Các dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng uy tín. Cần lựa chọn tiết diện dây dẫn điện phù hợp với khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp, tránh trường hợp dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây ra các sự cố điện nghiêm trọng.
  •  Khi tiến hành lắp đặt dây dẫn trong nhà thì cần đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc ống luồn dây điện, ống này thường làm bằng nhựa.
  • Đảm bào dây dẫn điện xuyên qua tường và mái nhà cần đặt trong ống sứ bảo vệ. Tránh trường hợp nước mưa đọng lại trong ống hay chảy xuống nhà. Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào nhà đến mái nhà cần từ 2m trở lên.
  • Vị trí lắp đặt cầu dao điện, công tắc điện phải dễ dàng tháo lắp, phía dưới có chướng ngại vật, chỗ đặt phải rộng rãi và thông thoáng, bảo đảm rằng việc đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.
  • Tránh lắp đặt ổ cắm điện, công tắc điện, không kéo dây điện qua những nơi ẩm ướt, nhà vệ sinh hay nhà tắm. Đối với phòng tắm thì chỗ đặt công tắc điện an toàn hơn cả là ở mé ngoài cửa phòng, kề khung cửa phía không có bản lề.
  • Trong trường hợp cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư hỏng phải tiến hành lắp đặt mới hay thay thế ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
  •  Đặc biệt cần giáo dục trẻ em hiểu và không được phép đưa các dây kim loại, đinh sắt hoặc đút ngón tay vào ổ cắm điện.

2.2. Thi công điện nước – Quy trình thi công điện trong công trình dân dụng

2.2.1. Bước 1: Lắp đặt hệ thống ống bảo vệ đường dây điện

Trong quá trình lắp đặt hệ thống bảo vệ đường dây điện, bạn chú ý tuân thủ đúng những quy chuẩn và hướng dẫn thiết kế đã được thống nhất từ trước.

Trong các bản thiết kế hiện nay, các kiến trúc sư thường thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn IEC. Ống bảo vệ này phải là loại nhựa dẻo, có khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu lực tác động và có thể uốn được một cách dễ dàng.

Thông thường, ta đặt ống âm tường và sàn bê tông. Ở các khu vực thuộc tầng kỹ thuật, ống chạy nổi trên sàn kỹ thuật. Quá trình lắp đặt như sau:

  • Hệ thống ống đặt trong sàn bê tông được thực hiện ngay sau khi đơn vị xây dựng đan xong lớp sắt sàn: Ở những nơi chỉ có một lớp sắt sàn, ống dẫn sẽ đặt ngay trên lớp sắt, ở vị trí có hai lớp sắt sàn, ống sẽ được đặt giữa hai lớp sắt sàn. Ở những đoạn rẽ, các ống này sẽ được uốn cong bằng lò xo, bán kính ở vào khoảng 6 đến 9 lần đường kính ống, đảm bảo chúng ta có thể dễ dàng kéo dây và thay thế sau này nếu xảy ra sự cố.
  • Tuyệt đối không dùng các co nối ở những đoạn rẽ: vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc kéo dây do khúc rẽ quá gắt. Ở các đoạn rẽ phân từ 3 nhánh dây trở lên nên được thực hiện trong các hộp.
  • Các ống chờ đầu kéo dây phải được bọc kín: tránh vật lạ lọt vào trong và gặp khó khăn trong việc kéo dây sau này.

Thi công điện nước-02

Khi lắp đặt ống đi ngầm: nên lắp đặt  khi xây tường 5 ngày, để tường đủ độ cứng, không bị nứt khi đục tường, và chỉ nên đục sau khi cắt tường. Ở các vị trí phải cắt ống và nối, đầu cắt cần được làm trơn để tránh gây xước dây. Khoảng cách giữa 2 khớp nối >50mm so với khoảng giữa ống và >25mm ở đoạn cuối ống. Nên được cố định bằng xi măng hoặc bê tông sau khi được cố định bằng thanh thép nằm ngang hoặc dây thép cột.

Ống đi nổi trên tầng kỹ thuật, trong hộp kỹ thuật: phải được cố định bằng kẹp ống và khoảng cách giữa các kẹp nên >1200mm. Khoan các vít và tắc kê để gắn kẹp ống bằng khoan điện.

Tiêu chuẩn đi ống điện âm sàn: ống đi trong tường nên đi theo phương song song, có đoạn cuối là hộp chứa công tắc, ổ cắm. Cố định ống với hộp bằng khớp nối vặn, hộp đèn đi âm trong sàn cần nhét giấy, xốp và quấn băng keo phủ kín, để tránh lọt vữa vào. Ống nối phải cách ván khuôn >7mm, tránh bị rạn chân chim trần.

Dùng ống cân nước để xác định vị trí và cao độ cho hộp đèn, hộp công tắc: đảm bảo các hộp sau khi lắp đặt không bị nghiêng, lệch.

2.2.2. Bước 2: Lắp đặt cáp điện

Ngay sau khi hoàn thành công đoạn lắp hệ thống ống và hộp nối, bước tiếp theo chúng ta tiến hàng lắp đặt cáp. Công đoạn này hết sức quan trọng nên cần được thực hiện một cách cẩn thận cùng đội ngũ công nhân tay nghề cao đảm bảo sao cho hệ dây được lắp đặt đơn giản, dễ dàng sửa chữa, thay thế . Nếu không việc sửa chữa sau này sẽ vô cùng khó khăn và phức tạp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số chi tiết sau:

Số lượng dây chỉ nên chiếm <40% tiết diện ống: Việc này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thay thế sau này. Các dây nên được phân phối đúng khu vực, đúng bảng màu trong thiết kế.

Lắp đặt dây theo đúng thứ tự, vị trí trong sơ đồ các tủ phân phối điện: Các mối nối nên thực hiện trong các hộp cắm hoặc hộp máng đèn. Không nối dây trong ống, tránh xảy ra các sự cố về điện như chập điện, cũng như giúp dễ dàng sửa chữa hoặc thay thế.

Tiêu chuẩn đầu cáp nối: có đường kính phù hợp với tiết diện dây, cáp điện đấu nối vào các thiết bị. các mối nối này phải đảm bảo cách điện toàn hệ thống, không trùng trên các mặt cắt, khoảng cách các tuyến dây hợp lý, không gây vướng víu, điện trở cách điện phải đạt yêu cầu theo TCVN.

Đường dây cáp đi phải chắc chắn: cáp đi ngầm phải có độ sâu tối thiểu 800mm, luồn trong ống PVC có bê tông bảo vệ, mật độ dây đi trong ống và máng phải <40% để dây tản nhiệt tốt, không bị ảnh hưởng bởi các phương tiện lưu thông bên trên.

2.2.3. Bước 3: Lắp đặt tủ điện, bảng điện

Các tủ điện, bảng điện thường là các loại tủ có bệ đỡ và có thể gắn được trên tường. Công tác lắp đặt các tủ và bảng này phải phối hợp với công tác xây dựng, ngay trước khi hoàn thiện phần tường, vì lúc này chúng ta mới có thể xác định được vị trí các thanh sắt, tắc-kê để lắp tủ.

Thi công điện nước-03

Nắn bảng tên của các nhánh ra từ tủ: để tiện cho việc kiểm tra và bảo dưỡng sau này.

Các thiết bị bên trong tủ: phải được lắp đặt bởi đội ngũ công nhân tay nghề cao. Kích thước và chi tiết các thiết bị bên trong sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư trong bản vẽ để họ tiến hành sản xuất, lắp đặt cũng như có thể tư vấn giám sát việc thi công sau này. Tủ sẽ được thiết kế, lắp đặt theo đúng quy định và đáp ứng được tiêu chuẩn IEC.

Dây tiếp đất: được rải từ vị trí đặt tủ phân phối đến cọc tiếp đất. Hệ thống cọc tiếp đất được lắp ngay sau khi san lấp xong nền, đáp ứng các số đo điện trở quy định trong thiết kế và quy phạm.

Dùng đầu cốt cáp để đấu nối: sau khi tủ và bảng điện được đưa vào vị trí đấu nối giữa dây tiếp đất và thanh cái tiếp đất.

2.2.4. Bước 4: Lắp đặt các thiết bị điện

Các thiết bị có sử dụng điện năng ở đây bao gồm:

  • Dây điện, aptomat, công tắc: phải đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại được yêu cầu trong bản thiết kế và đúng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
  • Đèn chiếu sáng, công tắc, ổ cắm: được lắp sau khi kéo dây và lớp sơn công trình đã hoàn thiện.
  • Hệ thống dây dẫn và thiết bị điện: nguyên lý lắp đặt tuân thủ quy trình quy phạm kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với bản vẽ thiết kế để phối hợp đúng tiến độ với phần xây dựng.
  • Vị trí hộp điện, hộp chờ: phải lắp đặt chính xác cả về vị trí lẫn độ cao, theo đúng tuyến và phải có độ chắc chắn. Các đầu dây chờ phải có dấu phân biệt, tránh lẫn lộn.
  • Tiến hành thử xông điện, và hoạt động của hệ thống: ngay khi đã lắp đặt đủ các thiết bị điện, nếu chưa đạt yêu cầu, kiểm tra và sửa đổi kịp thời trước khi bàn giao để đưa vào sử dụng.

2.2.5. Bước 5: Thực hiện công tác đầu nối, kiểm tra

Công tác đấu nối, kiểm tra và nghiệm thu cần phải được thực hiện bởi một đội ngũ nhân công lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao. Một số điểm cần chú ý thực hiện nghiệm thu thật kỹ:

Các đầu ruột cáp được bấm đầu cốt: ngay từ trước khi lắp đặt vào điểm nối của thiết bị, các đầu ruột cáp phải được bấm đầu cốt, trừ các trường hợp kết cấu điểm nối tại thiết bị có công suất nhỏ.

Trước khi tiến hành đấu nối: phải kiểm tra cẩn thận sơ đồ đấu nối, hiệu điện thế sử dụng của thiết bị được mô tả trong catalogue hoặc trên tem nhãn.

Gắn mã số thiết bị: cho hộp nối, đèn chiếu sáng, quạt, máy lạnh, cần đèn, trụ đèn…tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra và bảo dưỡng sau này.

2.2.6. Thi công hệ thống truyền thông và báo cháy nổ

Thi công cùng một lúc: hệ thống đường ống ngầm khuất truyền thông báo cháy và hệ thống ống ngầm khuất điện.

Tiêu chuẩn lắp đặt: cáp truyền thông phải đặt trong máng, ống tách biệt với cáp trung/ hạ thế với khoảng cách >0.6m

Mối nối dây cáp truyền thông và báo cháy: phải đặt trong hộp nối, và nối bằng các phím nối.

Tiếp địa ở một vị trí duy nhất: với tất cả các cấp có màn che.

Độ cao lắp đặt: với ổ cắm mạng, thiết bị báo cháy theo đúng chỉ dẫn và đáp ứng TCVN.

3. Thi công điện nước  – Biện pháp lắp đặt đường ống cấp thoát nước

Các bước để thực hiện công tác thi công điện nước  – lắp đặt hệ thống cấp nước được thực hiện như sau:

3.1. Thi công điện nước – Kiểm tra chất lượng vật liệu và quá trình bảo quản tại kho.

Trong quá trình đảm bảo chất lượng cần chú ý những công sau sau: Gia công cắt, ren ống thép và tráng kẽm sẽ được thực hiện tại chân công trình dùng bàn cắt thủ công phối hợp cùng máy cắt ren ống chuyên dụng.

Về kiểm tra chất lượng vật liệu ta chú ý đến 2 loại ống: ống UPVC và ống PPR.

  • Ống PVC thuộc loại ống nhựa, quá trình lắp ráp đơn giản và nhanh chóng, có giá thành thấp hơn so với ống kẽm, ống PPR. Được sử dụng nhiều trong công trình nhà phố, biệt thự.
  • Ống PPR có quá trình lắp đặt khá rắc rối và phức tạp. Phải sử dụng đến máy cắt, hàn ống, máy hàn nhiệt cầm tay để hỗ trợ trong quá trình lắp.

Thi công điện nước-04

Đối với ống PPR trong quá trình hàn cần chú ý các đặc tính sau:

Trước khi tiến hành hàn, bề mặt ống phải phẳng, đầu máy hàn phải sạch sẽ, máy hàn phải đủ nhiệt độ nóng để làm mềm 5 – 7 giây. Quá trình đấu nối các phụ kiện chú ý giữ ống và phụ kiện thẳng góc với máy hàn.

Đối với đường cấp nước âm tường, khi thi công lắp đặt ta dùng máy cắt gạch kết hợp với thủ công để tạo rãnh trên tường. Rãnh sâu khoảng 3 – 4cm, độ rộng khoảng 5 – 10cm tùy từng vị trí. Chú ý cắt nhưng không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình.

Ngay sau khi lắp đặt đường ống xong cho từng tầng, hãy bịt kín các đầu ống trước và sau tránh vật lạ lọt vào để tiến hành công tác thử áp lực. Sử dụng vữa xi măng trát cố định trên ống tường, sàn nhà sau khi lắp đặt ống xong.

3.2. Thi công điện nước – Kiểm tra đường ống cấp nước có bị rò rỉ hay không.

Cách kiểm tra: Sử dụng nút bịt thép bịt kín đầu ống, sau đó dùng máy bơm để bơm nước đầy toàn bộ hệ ống cấp và dùng bơm cao áp đưa nước trong hệ thống tới áp suất đỉnh 8kg/cm2. Cứ duy trì áp suất đó trong 15 phút. Nếu xảy ra hiện tượng sụt áp không vượt quá 0,2 kg/cm2 thì áp suất đạt yêu cầu. Nếu áp suất vượt quá mức thì bạn tiến hành kiếm vị trí rò rỉ để sửa chữa.

3.3. Biện pháp lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm

Trục đứng cấp nước được làm từ ống thép tráng kẽm. Có 2 phương pháp lắp đặt như sau:

  • Đối với ống ≤ D50 dùng phương pháp ren.
  • Đối với ống > D50 dùng phương pháp hàn mặt bích.

Cách lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm:

Bước 1: Tìm vị trí lắp đặt dựa theo bản vẽ thiết kế.

Bước 2: Dùng máy ren chuyên dụng để ren tiện các đầu ống, các mối tiện ren được sơn chống rỉ, quấn dây đay để đảm bảo khi lắp đặt xong các mối nối được kín khít, các ống trục đứng cấp nước được cố định bằng các giá treo đỡ ống. Khoảng cách giữa các giá đỡ là 1,6 m, ống trục đứng được đưa lên các tầng thông qua hộp kỹ thuật vận chuyển bằng thủ công.

Bước 3: Xác định vị trí lắp đặt bơm, đổ bệ bơm bằng bê tông để đảm bảo khi hoạt động không bị rung. Trong quá trình đổ lấy dấu khoan bắt chân máy bơm xuống bệ bê tông, dưới chân máy bơm đặt tấm đệm cao su dày từ 1 đến 2cm để chống rung, chống ồn và đủ độ chắc chắn.

Bước 4: Nghiệm thu và đưa vào chạy thử.

3.4. Biện pháp lắp đặt đường ống thoát nước khi thi công điện nước

Thi công từ dưới lên đối với ống PVC D350, D300, D200, D150, D100.

Đối với các đoạn ống đi xuyên qua trần bê tông sẽ dùng máy khoan bê tông đục xuyên sàn.

Trong quá trình lắp đặt dùng đai ôm ống hoặc giá đỡ ống bằng thép chữ L để ống chịu được va chạm lớn của nước thải khi đi vào sử dụng.

Dùng keo dán ống chuyên dụng để dán ống PVC và phụ kiện khác.

Tiến hành công tác Chống thấm nhà cho các vị trí ống đi xuyên qua sàn bê tông đối với hệ thống thoát nước ngoài công tác lắp đặt.

Các bước thi công chống thấm như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ nơi cần chống thấm sau đó bịt kín các lỗ xuyên sàn bằng xi măng trộn lẫn với phụ gia chống thấm.
  • Bước 2: Quét 2 lớp sơn chống thấm đợi cho khô để tạo thành một liên kết vững chắc rồi rải vải thủy tinh lên sau đó lớp thêm 1 lớp sơn chống thấm lên bề mặt cần chống thấm.
  • Bước 3: Kiểm tra bằng cách ngâm nước sau đó tiến hành sử dụng.

3.5. Biện pháp lắp điện nước nhà vệ sinh khi thi công điện nước

Thiết bị vệ sinh đa số là làm bằng sứ vì vậy các bạn sẽ phải tiến hành lắp đặt hết sức cẩn thận và sau đó phải có biện pháp bảo vệ chu đáo nhằm để đảm bảo an toàn cho thiết bị. Khi các công tác xây trát ốp, lát và trần đã được hoàn thành thì các bạn có thể lắp ống nước nhà vệ sinh.

Các ghép nối giữa thiết bị và đường ống hầu hết đều sử dụng các loại gioăng do nhà sản xuất cung cấp đồng bộ hoặc chỉ định được sử dụng bởi các ghép nối giữa thiết bị và đường ống, các thiết bị được lắp đặt một cách ngay ngắn và cân đối. Một số thiết bị như lavabo và tiểu treo phải được cố định vào tường bằng nở thép mạ kẽm hoặc nở INOX.

Thiết bị phải được xối nước chạy thử ngay sau khi thiết bị đã được lắp đặt xong. Các xi phông phải kín khít không chảy nước ra sàn, nước thoát phải nhanh. Xí bệt khi xả phải thấy dấu hiệu rút nước.

Thi công điện nước-06

Các bạn sẽ thực hiện công tác bảo vệ cho đến khi bàn giao công trình đưa vào sử dụng ngay sau khi thiết bị lắp đặt xong. Nghiêm cấm việc công nhân sử dụng các thiết bị vệ sinh.

3.6. Công tác vệ sinh công nghiệp, dọn dẹp mặt bằng

Trước khi bàn giao từng hạng mục công trình, các bạn sẽ phối hợp với thầu phụ tiến hành công tác vệ sinh công nghiệp. Tất cả các thiết bị điện, nước phải được vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao, các thiết bị không được bám bẩn.

4. Xây dựng Tịnh Anh đơn vị thi công điện nước uy tín nhiệt tình và chất lượng

Xây dựng Tịnh Anh luôn tự hào là một trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thi công điện nước, Sửa chữa điện nước chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay.

Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và tâm huyết với nghề, hợp tác với nhiều đối tác lớn cùng lượng khách hàng ổn định và dồi dào đến nhiều nguồn khác nhau chính là thế mạnh của công ty chúng tôi. Xây dựng Tịnh Anh luôn luôn dẫn đầu thị trường về chất lượng dịch vụ và mức giá cả phải chăng.

Đặc biệt hơn, Công ty chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ xây dựng sửa chữa nhà cụ thể như: thiết kế thi công biệt thự, thiết kế thi công nội thất chung cư, thiết kế thi công nhà phố. Ngoài ra công ty còn triển khai thành công các dịch vụ Cải tạo sửa chữa nhà, sửa chữa nhà. Được đông đảo khách hàng đánh giá cao. Xây dựng Tịnh Anh không chỉ mang tới cho bạn một ngôi biệt thự sang trọng ,một ngôi nhà đẹp mà còn đáp ứng tốt công năng sử dụng và phong thủy cho công trình với chi phí tốt nhất.

Thông tin liên hệ 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI TỊNH ANH

Đ/C : Số 296, ngõ 143 – Đường Nguyễn Chính – Phường Thịnh Liệt – Quận Hoàng Mai – TP. Hà Nội

Email : tinhanhxd@gmail.com – Website : https://xaydungtinhanh.com/

Hotline : 0913.197.234 / 0914.767.919